Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thuận và nghịch

  • Thứ Hai Tuần XXVI Mùa Thường Niên - Năm lẻ
    Lời Chúa: 
     Lc 9, 46-50
    "Hễ ai đón nhận trẻ nhỏ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy. Ai không chống nghịch các con, tức là thuận với các con." (Lc 9,48.50)

    Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời người ta thường đua tìm danh vọng. Ở đời ai cũng tìm vinh quang cho mình. Thích đề cao cái tôi. Thích làm những chuyện phi thường. Có mấy ai dám đi tìm sự nhỏ bé đơn hèn? Có mấy ai dám chịu xóa mình đi để hòa vào cuộc đời anh em? Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp hay ít là tìm kiếm vinh quang cho bản thân? Xin tha thứ cho bản tính tự cao tự đại của chúng con. Xin tha thứ cho thói giả hình, vụ hình thức của chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa, sống đơn sơ, âm thầm để gần gũi anh em. Xin giúp chúng con biết trung tín trong những việc nhỏ bé tầm thường nhưng với một tình yêu lớn lao

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Trở lại đúng con đường

Thứ Bảy Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 9, 44b-46 (bản Hy Lạp: 43b-45)
"Các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời" (Lc 9,45)

Đang lúc các môn đệ phấn khởi về quyền phép Chúa Giêsu thể hiện qua những phép lạ Ngài làm, thì đùng một cái Ngài cho các ông biết là Ngài sẽ bị bắt, bị hành hạ và giết chết. Phải chăng Chúa muốn làm các ông mất hứng? Không, Chúa muốn dẫn các ông trở lại đúng con đường Ngài và các ông phải đi.
Lạy Chúa, xin cho con một trái tim đừng chỉ đập những nhịp đập cho riêng mình, nhưng còn biết rung lên những khúc ca vui với niềm vui của người khác, và cũng biết đớn đau trước nỗi đau của bao người quanh con.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thầy là ai

Thứ Sáu Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 9,18-22
Người lại hỏi các ông rằng: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa". (Lc 9,20)

Lạy Chúa Chúng con xin mượn lời của Thánh Phêrô để tuyên xưng Chúa là Ðấng hằng sống. Xin ban cho chúng con một đức tin mạnh mẽ để chúng con dám dấn thân cho niềm tin của mình, dù phải vượt qua chông gai, dù phải đối diện trước nghi nan, nhưng chúng con vẫn một niềm son sắt vác thập già mình mà theo Chúa.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Dư luận

Thứ Năm Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 9, 7-9
"Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?" (Lc 9,9)

Lậy Chúa, Chúa đã đến trần gian để làm chứng cho sự thật. Chúa chấp nhận đi vào cái chết để bảo vệ sự thật. Chúa không thể nói sai về mình. Chúa không thể khuất phục sự dữ để bỏ lỡ cơ hội làm chứng về Chúa Cha, về Nước Trời vĩnh hằng. Xin Chúa cũng khơi lên trong lòng chúng con ngọn lửa yêu mến Chúa, để chúng con dám làm chứng con Chúa. Xin cho chúng con luôn nhớ rằng mình là ngôn sứ của sự thật, để chúng con dám chấp nhận từ khước những bổng lộc trần gian, dám chấp nhận những thiệt thòi khi sống cho niềm tin của mình.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Chúa quan phòng

Thứ Tư Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 9, 1-6
"Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân." (Lc 9,2)
1. Đã lãnh nhận đức tin cách nhưng không thì chúng ta cũng có bổn phận truyền bá đức tin ấy cách nhưng không. Truyền giáo không phải là một việc “nhiệm ý làm thêm”, mà là một trách nhiệm của công bằng.
2. Dù không có sẵn bao bị, gậy, bánh, tiền… tức là những khả năng phương tiện, ta cũng đừng ngại thi hành bổn phận truyền giáo, bởi vì dù chúng ta có những thứ đó Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta đừng mang theo. Chúng ta có được sự hỗ trợ đắc lực nhất là chính Chúa.
3. Truyền giáo trước tiên không phải là nhằm dạy cho người ta biết một số kiến thức về giáo lý mà là nhằm “xua trừ ma quỷ và chữa lành các bệnh tật”, nghĩa là đẩy lùi những sự dữ và sự xấu ra khỏi con người.
Lạy Chúa, xin ở bên con và bước đi cùng con. (Hosanna)

Chúa quan phòng

Thứ Tư Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 9, 1-6

"Người sai các ông đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân." (Lc 9,2)

1. Đã lãnh nhận đức tin cách nhưng không thì chúng ta cũng có bổn phận truyền bá đức tin ấy cách nhưng không. Truyền giáo không phải là một việc “nhiệm ý làm thêm”, mà là một trách nhiệm của công bằng.
2. Dù không có sẵn bao bị, gậy, bánh, tiền… tức là những khả năng phương tiện, ta cũng đừng ngại thi hành bổn phận truyền giáo, bởi vì dù chúng ta có những thứ đó Chúa Giêsu cũng bảo chúng ta đừng mang theo. Chúng ta có được sự hỗ trợ đắc lực nhất là chính Chúa.
3. Truyền giáo trước tiên không phải là nhằm dạy cho người ta biết một số kiến thức về giáo lý mà là nhằm “xua trừ ma quỷ và chữa lành các bệnh tật”, nghĩa là đẩy lùi những sự dữ và sự xấu ra khỏi con người.
Lạy Chúa, xin ở bên con và bước đi cùng con. xin hộ phù và gìn giữ co luô trung tina1 theo đường lối của Người.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Lắng nghe và thực hành

Thứ Ba Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 8, 19-21
"Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." (Lc 8,21)

Lạy Chúa, xin cho con biết yêu mến Chúa và tìm mọi cách để đến với Chúa.(Hosanna)

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Sống gương mẫu

Thứ Hai Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 8, 16-18
"Chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết." (Lc 8,17)

Chúa là ánh sáng trần gian. Chúa đã mang đến cho nhân loại chúng con ánh sáng của chân lý, của tin yêu và hy vọng. Ánh sáng của Chúa dẫn dắt chúng con ra khỏi tăm tối của đam mê tội lỗi. Ánh sáng của Chúa sưởi ấm tình người cho nhân loại chúng con. Xin cho chúng con biết tiếp nhận ánh sáng của Chúa để bóng tối sự xấu không còn che mờ hình ảnh Chúa nơi chúng con. Xin cho chúng con cũng trờ thành ánh sáng cho trần gian hôm nay.


Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Cách quản lý tiền của

Chúa Nhật Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm C
Lời Chúa: 
 Lc 16, 1-13

"Không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được" (Lc 16,13)

3. Phúc Âm (Lc 16,1-13)
Trong đoạn Phúc Âm này, Chúa Giêsu dạy môn đệ mình cách xử dụng tiền bạc của cải vật chất. Trước tiên Ngài dùng một dụ ngôn (người quản gia), và sau đó nói về cách xử dụng tiền của.
a. Dụ ngôn người quản gia : đối với dân Do Thái, quản gia không phải chỉ là một trong những người làm mướn ăn lương của chủ, mà là một nhân vật rất có thế lực. Quản gia là người thay mặt chủ để lo những chuyện tài sản trong nhà. Do đó có quyền thu xếp tài sản của chủ cách nào tùy ý miễn sao có lợi cho chủ thôi. BJ nói quản gia không có lương, nên thường tìm thu nhập thêm bằng cách kê thêm số của cho vay. Thí dụ cho vay 100 kê thành 120.
- Chúa Giêsu nói người quản gia trong dụ ngôn này là "bất lương". Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh còn bàn cãi nhau về sự "bất lương" này (ăn gian tiền của chủ ? cho vay ăn lời cắt cổ ? hay là sửa đổi giấy nợ ?...).
- Nhưng điều Chúa Giêsu muốn ta noi gương nơi người quản gia này là cách xử dụng tiền của : Người quản gia này là "con cái thế gian", thế mà còn biết sử dụng của cải một cách khôn khéo bằng cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai. "Con cái của sự sáng" phải noi gương đó, phải biết dùng của cải thế gian mà mua sắm của cải trên trời.
b. Những điểm đáng chú ý trong lời Chúa Giêsu dạy về tiền của :
- Ngài đánh giá tiền của là "gian dối".
- Ngài khuyên dùng tiền của đời này để mua lấy những giá trị đời sau.
- Phải coi tiền của là đấy tớ phục vụ mình, chứ đừng coi chúng là ông chủ mà mình phải làm nô lệ.
- Chính những người được coi là đạo đức như biệt phái mà cũng mang tính tham lam.

Lạy Chúa, trong khi chúng con đang bôn ba tìm kiếm những của cải tạm bợ đời này, xin cho chúng con cũng biết khôn ngoan tích trữ cho mình gia tài vĩnh cửu là hạnh phúc Nước Trời. Amen. (TP).


Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Lời kêu gọi

Ngày 21/09: Thánh Matthêu, tác giả sách Phúc Âm
Lời Chúa: 
 Mt 9,9-13

"Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mt 9,13)

Lạy Chúa, đã bao lần Chúa mời gọi con “Hãy theo Ta”, vậy mà con vẫn cứ chần chừ: “để con tính lại đã”. Thánh Mátthêu đã không ngần ngại, không chút do dự bước đi theo Chúa khi được gọi “Hãy theo Ta”. Xin Chúa ban cho con sức mạnh và lòng can đảm, để con thắng được vật chất, thắng được chính thân xác của con, để con bước đi theo Ngài luôn mãi.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Cùng chung góp

Thứ Sáu Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 8, 1-3
"Có mấy phụ nữ đi với Người và họ đã lấy của cải mình mà giúp Người" (x. Lc 8,2-3)

Lậy Chúa , Chúa đã luôn tôn trọng từng người trong chúng con, không phân biệt giới tính giầu nghèo hay chủng tộc, Chúa luôn quý trọng khả năng của từng người. Xin giúp chúng con luôn biết đối xử tốt với nhau và yêu mến tha nhân như chính mình.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Yêu và được tha

Thứ Năm Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 7, 36-50
"Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều." (Lc 7,47)
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con cám ơn Chúa đã không từ khước đến dùng bữa ở nhà người tội lỗi. Chúa cũng không từ chối lòng ăn năn sám hối chân thành của người phụ nữ tội lỗi khi bà lấy tóc lau chân Chúa. Và hôm nay, tình thương đó Chúa cũng dành cho chúng con.
Lạy Chúa, mỗi người chúng con đều là tội nhân được Chúa yêu thương, xin giúp chúng con biết đón nhận nhau trong bao dung và tha thứ. Và xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thiếu cảm thông và thái độ bất khoan dung với tha nhân. Amen.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Con đường về Trời

Chúa không đòi ta cầu nguyện như một cái máy, nhưng cầu nguyện chân thực. Đối với Ngài lời kinh đẹp nhất là những lời kinh lặng lẽ lắng nghe, hơn là những lời dài dòng vô bổ. Làm việc không bao giờ thay thế được cầu nguyện.
H.M. Oger
Lời mời khó

Anmai, CSsR


“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo” (Lc 9, 23)
Ở đời ! Có chăng người ta sẽ hăng hái bước đi theo ai đó, đi tìm điều gì đó nhẹ nhàng và thênh thang, êm ái và dịu chàng chứ chẳng ai đời lại muốn đi tìm cái khổ, cái khó cả.
Thoạt đầu, xem ra lời mời gọi khó nghe và nghịch lý nhưng ở khi đối diện với thực tại của cuộc đời, ai cũng có cây thập giá của đời mình. Và nếu như ai vui lòng vác những đau khổ, những vất vả thì đến cuối cuộc đời, đến cuối chặng đường sẽ cảm thấy lòng thanh thản và được hưởng vinh quang cùng với Đấng đã vui lòng vâng phục Chúa Cha.
Thập giá, từ xưa đó chính là dấu chỉ, là biểu tượng, là hình ảnh, là dụng cụ để người ta thi hành án tử cho tên tử tội. Với Chúa Giêsu cũng vậy, Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi cây thập giá khi thi hành án. Án tử người ta dành cho Chúa Giêsu cũng chỉ vì cái tội kiêu ngạo. Cũng vì loại trừ, vì khước từ một Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ trần gian cho nhân loại, những người Do Thái thời Chúa Giêsu đã tìm đủ mọi cách để khử trừ Đấng đó ra khỏi cuộc đời này khi có dịp.
Cái tội kiêu ngạo đẩy con người vào con đường chết đó không phải có vào thời Chúa Giêsu nhưng nó đã có từ khi con người xuất hiện. Chính ông bà nguyên tổ đã đẩy Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình vì tưởng rằng sau khi ăn trái cấm như lời con rắn dữ mời gọi họ sẽ hơn Thiên Chúa.
Vẫn là cái tội kiêu ngạo không chấp nhận thân phận thụ tạo của mình.
Trong cái thân phận là thụ tạo, điều chính yếu, điều căn cốt nhất mà con người phải nhận ra đó chính là mình chẳng là gì cả, tất cả là nhờ Chúa và bởi Chúa. Khi ý thức như vậy, con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Và ngược lại, khi con người không nhận ra căn cốt của đời mình thì con người sẽ nổi loạn để rồi lại bất phục tùng và cảm thấy mệt mỏi khi phải vác thập giá của đời mình.
Trong dòng chảy lịch sử cứu độ, những khuôn mặt, nhưng hình ảnh của những con người đau khổ vẫn còn đó như là bài học cho những ai bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Những khuôn mặt đó, nhìn thấy quả là đau khổ bởi lẽ không còn gì đau khổ hơn nhưng những người đó vẫn đi theo Chúa cho đến cùng.
Khuôn mặt sáng, khuôn mặt đẹp mà ta nhìn ngắm phải chăng là khuôn mặt của ông Giob. Đọc lại cuộc đời của ông. Nỗi đau tột cùng của ông sẽ không đau lắm khi ông là người bình thường mà lại rơi vào cảnh mất mát, đau thương cả tinh thần lẫn thể xác. Nỗi đau càng giày vò ông khi cuộc đời của ông đang sống trong vinh quang, trong phú quý và có thể nói là đỉnh, là điều mà nhiều người mơ ước với cái cơ nghiệp, con đàn cháu đống cùng với đàn súc vật thật đông. Nỗi đau sâu hoẵm đó nó khoét đời ông và thử thách niềm tin của ông khi những người bạn đến thách thức ông. Đau hơn nữa đó chính là lời phỉ báng, lời kém tin của người vợ của ông. Nhưng, trong những thử thách đó, lòng ông vẫn đơn thành : “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về lòng đất cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi. Người muốn sao nên vậy : xin chúc tụng danh Chúa. Mình biết đón nhận ơn lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?” (G 1,21 ; 2,10b)
Lịch sử lại cứ trôi và cuộc đời vẫn chảy. Ta lại bắt gặp hình ảnh của người môn đệ đã hoàn thành cách xuất sắc khi bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá.
Nhìn, nghe, đọc những trang giấy trong sách Thánh, ta sẽ thấy những đau khổ của người môn đệ đau khổ đến tột cùng là Đức Trinh Nữ Maria. Thấy thôi chứ không cảm được đau khổ mà Mẹ phải chịu.
Thập giá ập đến ngay cuộc đời của Mẹ khi Mẹ nhận lời sứ thần truyền là mang thai Đấng Cứu Độ. Sẽ bị ném đá theo luật Do Thái ngay khi người ta truy tầm ra rằng thiếu nữ Maria không có chồng mà lại có mang. Thoát được án tử sau khi Giuse nhận Mẹ về làm vợ. Cuộc đời đâu êm ả như bao người suy và bao nhiêu người nghĩ. Tưởng chừng một màu hồng tươi đẹp trải suốt trên cuộc đời của Mẹ nhưng đâu được như thế ! Đau khổ cứ như cuộn, cứ như ôm lấy cuộc đời của Mẹ. Đau khổ đó cuộc vào đời Mẹ cho đến tận cùng đó chính là đỉnh đồi Canvê. Không còn nỗi nhục và nỗi đau nào cho bằng con mình vô tội lại chịu chết treo cùng với hai người có tội. Vô cớ, oan khiên nhưng đành phải chấp nhận bởi lòng người gian ác.
Mẹ đã thưa hai tiếng xin vâng cho đến cuối cuộc đời.
Và sẽ là một thiếu sót lớn hay nói cách khác là sẽ vô nghĩa khi không chiêm ngắm con người chịu treo trên thập giá để mang lại ơn cứu độ cho con người. Ơn cứu độ cho nhân loại khởi nguồn từ con người đã hoàn toàn vâng phục chịu chết treo trên thập giá như người mang trọng tội.
Thư gửi tín hữu Philip đã diễn tả :
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự. (Pl 2, 6-8)
Chúa Giêsu, dù ở cái địa vị vinh quang nhưng lại trút bỏ và vâng phục và chết một cách nhục nhã. Còn ta, ta là ai mà ta lại tưởng mình thế này thế kia để ta lại muốn một lần nữa treo Chúa Giêsu – Đấng Cứu Độ trần gian – trên thập giá.
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo : “Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi !”
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi !
Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,
như cỏ đồng trổi mọc ban mai,
nở hoa vươn mạnh sớm ngày,
chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.
Lạy Chúa, xin trở lại ! Ngài đợi đến bao giờ ?
Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây. (Tv 89,3-4.5-6.12)
Lời mời gọi bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá mãi mãi vẫn là lời mời gọi luôn luôn mới và giá trị trên cuộc đời của ta. Lời mời gọi đó quả là khó chứ không phải dễ dàng bước theo. Khi và chỉ khi ta nhìn nhận thật phận tôi đòi của chúng ta, thân phận thụ tạo của chúng ta thì khi ấy chúng ta lại nhẹ nhàng và thanh thản để đi theo con đường mà Chúa Giêsu đã đi. Và, khi vâng phục đến tột đỉnh vác thập giá đời mình thì dĩ nhiên ta cũng sẽ được hưởng phần phúc cứu độ mà Đấng Cứu Độ trần gian bị treo trên thập giá đã hứa ban cho những ai ngày mỗi ngày bước đi theo Ngài...

ĐỔ THỪA

Thứ Tư Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 7, 31-35
"Khi Gioan Tẩy Giả đến, thì các ngươi bảo: 'Người bị quỷ ám'. Khi Con Người đến, thì các ngươi lại nói: 'Kìa bạn bè với phường tội lỗi'." (x. Lc 7,33-34)

Lậy Chúa xin cho con có lòng tin mạnh mẽ, để mọi lúc mọi nơi con có can đảm để làm chứng nhân cho Tình yêu và Thi hành Giới răn của Chúa. Amen!

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Động lòng thương

Thứ Ba Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 7, 11-17
"Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: 'Đừng khóc nữa'." (Lc 7,13)

Lạy Chúa xin cho chúng con có niềm tin, hi vọng để vượt qua những thử thách gian nan trong cuộc đời. Chúa đã gọi người thanh niên chỗi dậy từ cõi chết, xin Ngài cũng gọi và vực con dậy khỏi đam mê tội lỗi bất chính của con. Xin dạy con biết nương tựa vào Chúa là khiên che, thuẫn đỡ cho cuộc đời con. Amen!

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Lòng tin mạnh

Thứ Hai Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 7,1-10
"Tôi nói cho các ông hay: ngay cả trong dân Ítraen, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế." (Lc 7,9)

Lạy Chúa xin cho con có một lòng tin mạnh mẽ,để nếu như Chúa phán một lời thì Linh hồn con sẽ lành mạnh. Xin dẫn con luôn đi trên đường mà Chúa đã vạch, xin giúp con luôn tránh được những thói đời tội lỗi, lầm lạc. Amen!

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

chúa nhật 24 năm C TV 50

<iframe width="420" height="315" src="//www.youtube.com/embed/m_s76Or55nE" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Chúa nhật XXIV năm C

Chúa Nhật XXIV thường niên  - Năm C
THIÊN CHÚA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Bài Phúc Âm vừa nghe là một trong những trang đẹp nhất của Tin Mừng. Có thể gọi đó là Tin Mừng của Tin Mừng. Vì chương 15 Phúc Âm Luca này được coi như bản tóm tắt tất cả Phúc Âm. Tin Mừng đó là Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa thực vô biên, dài, rộng, cao, sâu khôn lường, ta không thể nào hiểu thấu. Những bài sách thánh hôm nay hé mở cho ta mấy nét của lòng thương xót vô biên đó.
1. Nét thứ nhất của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa là: sự tha thứ
Tình yêu đích thực không được đo bằng đam mê nồng cháy. Bởi những đam mê nồng cháy mau qua như một cơn bão lốc. Bão lốc qua đi chỉ để lại đổ vỡ điêu tàn.
Tình yêu đích thực không được đo bằng hy sinh tận cùng. Người ta có thể hy sinh mạng sống vì của cải, danh vọng. Hy sinh như thế có thể chỉ vì bản thân mình chứ không phải vì người khác.
Tình yêu đích thực được đo bằng sự tha thứ. Chỉ có yêu thực lòng, yêu tha thiết mới có thể tha thứ. Khi yêu người ta dám cho đi tất cả. Nhưng ít có ai cho đi sự tha thứ. Chính tha thứ mở cho ta cánh cửa dẫn vào thâm cung nhiệm mầu của tình yêu.
Tha thứ là đặc tính của tình yêu Thiên Chúa. ta hãy đọc lại lịch sử dân Israel. Biết bao lần dân chúng phản bội, chống lại Thiên Chúa. Nhưng Chúa vẫn nhân từ tha thứ. Khi Môsê cầu nguyện trên núi, dân Do Thái đã phản bội, gom góp vàng bạc đúc tượng bò mà thờ. Chúa nổi giận muốn phạt họ. Nhưng khi Môsê nài xin Chúa, Chúa đã nguôi giận mà tha thứ cho dân.
Phaolô ghét đạo Chúa, đi tìm bắt những người theo Chúa. Nhưng Chúa đã thương hoán cải ông. Hơn nữa, Chúa còn chọn ông làm Tông đồ cho Chúa.
Người con bỏ nhà ra đi, phung phí hết tiền của cha, nhưng người cha già vẫn yêu thương chờ đời, tha thứ hết khi nó trở về.
Sự tha thứ của Thiên Chúa đối với con người, nhất là người tội lỗi thực là vô biên. Sự tha thứ ây minh chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người lớn lao biết chừng nào.
2. Nét thứ hai của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Đó là: sự đi tìm.
Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ, nhưng Người không chỉ ngồi đó chờ kẻ có tội trở về xin lỗi rồi mới thứ tha. Không, chính Thiên Chúa chủ động, có sáng kiến đi tìm con người. Đó là nét độc đáo trong tình yêu thương tha thứ của Thiên Chúa.
Chính Chúa đi tìm Phaolô khi ông đang trên đường lầm lạc, có sáng kiến làm ông té ngựa để đưa ông trở lại với Chúa. Chính Chúa là người chăn chiên đi tìm con chiên bị lạc. Là người ra ngõ tìm đứa con bỏ nhà đi hoang. Cuộc đi tìm không phải dễ dàng. Người chăn chiên phải băng đồi vượt sông, luồn lách qua gai góc, dẫm đạp sỏi đá, chịu đựng nắng mưa, bất chấp thú dữ rình rập. Người phụ nữ phải thắp đèn soi vào mọi ngóc ngách trong nhà, lùa chổi vào những khe nứt nhỏ bé, kiên nhẫn moi móc tìm kiếm niềm hy vọng mong manh. Người cha phải vượt qua những thành kiến xã hội, lòng tự ái bị thương tổn, trái tim đau đớn vì yêu thương.
Đi tìm là yêu thương. Còn hơn thế, đi tìm là đã tha thứ. Quả thật Chúa đã yêu thương ta trước. Người yêu thương ta trước khi ta biết Người. Người tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi. Người đi tìm ta trước khi ta trở về.
3. Nét thứ ba của lòn thương xót vô biên của Thiên Chúa. Đó là: Thiên Chúa yêu thương từng người, dù rất bé nhỏ.
Trong đời sống xã hội, những người bé nhỏ nghèo hèn thường bị bỏ quên: sống cô đơn, chết cô độc, chìm vào quên lãng. Nhưng trong trái tim Thiên Chúa, mỗi người đều chiếm một vị trí quan trọng. Mỗi người đều là duy nhất độc đáo, không thể thay thế được đối với Thiên Chúa. Càng bé nhỏ nghèo hèn lại càng chiếm vị trí quan trọng trong tình yêu Thiên Chúa.
Một con chiên lạc có gì so với 99 con chiên còn lại. Giữ 99 con còn lại vừ nhàn nhã lại vừa có lợi. Đi tìm một con đi lạc vừa mệt nhọc lại vừa thiệt thòi. Nhưng trong tình yêu làm gì có tình toán thiệt hơn. Một con chiên nhỏ bé lạc loài đã chiếm hết trái tim của người mục tử nhân từ. Bao lâu chưa tìm được con chiên nhỏ bé gầy gò, lạc bầy ấy, lòng người mục tử ấy vẫn còn khắc khoải lo âu.
Đứa con bỏ nhà ra đi, xài phí hết gia sản cha mẹ làm sao sánh được với đứa con trai ngoan ngoãn ở nhà, biết chăm lo công việc, luôn hiếu thảo phụng dưỡng mẹ cha. Ấy vậy mà người cha ăn không ngon, ngủ không yên, tắt tiếng cười, mắt mờ lệ, bao lâu đứa con hư hỏng chưa trở về.
Thật kỳ diệu tình thương của Thiên Chúa. chính vì những tâm hồn bé nhỏ, tội lỗi, yếu đuối ấy mà Thiên Chúa đã sai Con Một Người xuống trần gian như lời Chúa Giêsu nói: “Những người bệnh mới cần đến thầy thuốc”.
Thực là vô biên lòng thương xót của Thiên Chúa. lòng thương xót ấy lớn hơn cả trái tim của ta. Ơn lành của Thiên Chúa lớn hơn cả tội lỗi của ta. Sự tha thứ của Thiên Chúa lớn hơn cả trí tưởng tượng của ta. Tất cả chúng ta hãy đến với Người. Hãy mang theo những yếu đuối lầm lỡ của ta. Hãy cho Người xem vết thương từ lâu gặm nhấm trái tim ta. Hãy tâm sự nỗi buồn vô vọng của ta. Thiên Chúa Cha chúng ta Đấng giaù lòng thương xót. Không có tội lỗi nào Người không tha thứ,không có vết thương nào Người không chữa lành. Không có nỗi buồn nào Người không an ủi.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Kể ra vài nét của lòng thương xót của Chúa.
2. Tại sao tha thứ là dấu chỉ rõ nhất của tình yêu?
3. Cảm nhận được tình yêu và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. bạn có coi điều này là hệ trọng nhất trong đời không?

Vui mừng

Chúa Nhật Tuần XXIV Mùa Thường Niên - Năm C
Lời Chúa: 
 Lc 15,1-32
"Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối." (Lc 15,7)
Lạy Chúa, Chúa rất nhân từ và giầu lòng thương xót, nếu Chúa không tha thứ cho các tội nhân thì thiên đàng sẽ trống rỗng, và thế giới này không có thánh nhân.
Xin cho chúng con mỗi lần được Chúa thứ tha lại thấy mình nên giống Chúa hơn, vì đã biết tha thứ cho anh em. Amen. 

sUY NIỆM CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM C

 Chúa Nhật 24 Thường Niên
Bài Đọc I: Xuất Hành 32:7-11,13-14II: 1 Timôthê 1:12-17
  24st Sunday in Ordinary TimeReading I: Exodus 32:7-11,13-14II: 1 Tm 1:12-17
Files/Poster gửi kèm: 
Suy Niệm
1. Trong lúc nào và trong hoàn cảnh nào tôi cảm thấy thất bại, nản chí, bị đời hất hủi? Chúa nói gì với tôi, cũng như với cậu con hoang đàng? 
2. Tôi có từng cảm thấy bị đối xử bất công, và không thể coi kẻ xử tệ mình như anh chị em mình? Khi đó Chúa nói gì với tôi, cũng như với cậu con cả? 
3. Con cả hay con thứ đều có vấn đề, nhưng ai Chúa cũng thương yêu, an uỉ, nâng đỡ. Tôi có cảm nhận được tình thương vô điều kiện của Chúa trong những lúc thăng trầm của cuộc đời không?

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Phải được giương cao

Ngày 14/09: Lễ suy tôn Thánh Giá
Lời Chúa: 
 Ga 3,13-17
"Con Người cũng sẽ phải được giương cao, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời." (Ga 3,14-15)

Lạy Chúa, Chúa đã dùng đau khổ để giải phóng nhân loại khỏi đau khổ, đã quên đi hạnh phúc của chính bản thân để đem lại hạnh phúc cho mọi người. Nếu Ngài đã dùng cách đó, ắt đó phải là cách tối ưu và khôn ngoan nhất để giải thoát khỏi đau khổ và đem lại hạnh phúc. Do đó, nếu con tin Chúa, ắt con cũng phải bắt chước Ngài sử dụng cách đó để tự giải thoát khỏi đau khổ và tìm đến hạnh phúc, đời này cũng như đời sau. Amen.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Thứ Sáu Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 6,39-42
"Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?" (Lc 6,39)
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Ðấng thánh thiện tinh tuyền. Chúa không chấp nhất tội lỗi chúng con. Dù rằng chúng con ngàn lần không xứng đáng diện kiến trước tôn nhan Chúa. Thế mà, Chúa còn đích thân đến tìm gặp chúng con. Chúa còn ở lại với chúng con qua bí tích Thánh Thể đầy yêu thương và gần gũi với chúng con. Xin giúp chúng con biết thanh tẩy trí lòng nên trong sạch, vẹn tuyền hầu xứng đáng với tình yêu cao vời mà Chúa đã dành cho chúng con.
Lạy Chúa Giêsu xin soi tỏ cho chúng con biết Tình yêu quảng đại của Chúa và biết dẫn mọi người đến với Chúa.

Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật 24

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN NĂM C
(Xh 32,7-11.13-14; 1Tm 1,12-17; Lc 15,1-32)

THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG THƯƠNG XÓT, 
NGƯỜI VUI MỪNG TRƯỚC SỰ HOÁN CẢI

“Cha nó chợt trông thấy,
liền động lòng thương”
 (Lc 15,20b)
Lạy cha là đấng giầu lòng xót thương, cha luôn nhân từ độ lượng luôn đón chờ và sẵn sàng mở rộng vòng tay tha thứ cho chúng con , như những người con hoang đàng trong bài Tin mừng Amen.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Lòng nhân từ

Thứ Năm Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 6, 27-38

"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ." (Lc 6,36)

Lạy Chúa xin cho con có lòng độ lượng bao dung, biết cho đi mà không cần đáp trả...

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Phúc cho các ngươi...


Thứ Tư Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 6, 20-26



"Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có." (Lc 6,20.24)

Lạy Chúa xin cho con biết phân định sự giầu nghèo là mọi sự Chúa ban cho và luôn trung tín với Chúa.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Chọn và gọi

Thứ Ba Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 6, 12-19

"Suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Người gọi và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ." (Lc 6,12-13)

Lạy Chúa xin cho con biết cần và chọn Chúa trong mọi hoàn cảnh.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Dò xét

Thứ Hai Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm Lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 6,6-11
“Các kinh sư và Pharisêu xem Chúa Giêsu có chữa người ấy trong ngày Sabát không, để tìm được cớ tố cáo Ngài.” (Lc 6,7)

Lạy Chúa xin cho con có lòng quảng đại, bao dung đừng vì tính ích kỷ, hiềm thù ganh ghét mà chối bỏ nhau để mọi người xung quanh đều là anh em...

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Để là môn đệ Chúa

Chúa Nhật Tuần XXIII Mùa Thường Niên - Năm C
Lời Chúa: 
 Lc 14, 25-33

"Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được." (Lc 14,33)

Lạy Chúa xin cho con biết can đảm, dứt khoát để dấn thân, quyết từ bỏ, vác Thập giá mà theo Chúa.

Gợi ý suy niệm chúa nhật 23

nghe audio: 
 Bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật XXIII Thường Niên C



Phúc Âm
Lc 14,25-33
25 Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ:
26 "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.
27 Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được"
28 Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không?
29 Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo:
30 "Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc".
31 Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng?
32 Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà.
33 Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được".